Du học tới một nơi đất khách quê người, ắt hẳn các bạn du học sinh sẽ gặp không ít khó khăn và thử thách. Cần làm gì để vượt qua chúng? Dưới đây là 10 khó khăn tiêu biểu và những giải pháp sẽ hữu ích cho các bạn đấy nhé!
- ÁC MỘNG ĐÊM ĐẦU TIÊN:
Vấn đề: Bạn vừa mới đến một đất nước mới, đang ở trong một ngôi nhà mới và đang dọn hành lý. Bỗng, bạn chợt nhận ra một sự thật “phũ phàng”: “Mình là một du học sinh, và… và mình đang ở xa nhà quá! Tại sao mình không ở nhà học đại đi cho xong?”
Giải pháp: Hãy kết bạn mới! Hầu hết tất cả các học sinh đều phải xa gia đình và bạn bè trong đêm đầu tiên, do đó, ít ra thì bạn có một số thứ giống bọn họ. Bạn có lẽ sẽ trở thành người thú vị nhất đám, nếu bạn được sống xung quanh những học sinh bản địa. Hơn nữa, bạn chắc chắn sẽ không muốn mình trở thành người “tự kỉ” so với những học sinh khác đâu chứ?
- CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ ĐỀU “TẠCH”:
Vấn đề: À rồi. Những thứ như FaceTime, Skype, Facebook hay các cuộc gọi đường dài để nối “tâm tình” của bạn với người thân và bạn bè đều không hoạt động. Sau một chuyến bay dài, tất cả những thiết bị của bạn đều rơi vào tình trạng hết sạch pin và nguyên nhân là do:
- a) Bạn bỏ quên đồ sạc ở nhà.
- b) Chỗ cắm sạc hay đồ sạc không phù hợp
Và bạn cần phải thông báo cho gia đình biết rằng bạn đã tới nơi an toàn nếu không mọi người ở nhà sẽ lo lắng.
Đồ điện tử như là “đường sinh mạng” để kết nối bạn với người thân. Do đó, khi bọn này “phản chủ”, hầu hết các du học sinh đều bị rơi vào tình trạng mất phương hướng.
Giải pháp: Kiểm tra xem bạn liệu có cần mua đồ sạc du lịch hay không (nên làm trước khi đi tới sân bay – nơi mọi thứ đều đắt đỏ). Sạc đầy pin trước khi đi và nhớ đem theo tất cả các đồ sạc. Để đề phòng, nhớ trang bị một khoảng tiền nho nhỏ để thay sạc hoặc mua mới khi có bất trắc xảy ra.
- RÀO CẢN NGÔN NGỮ:
Vấn đề: Ngay cả khi bạn có bằng IELTS 8.0 hay TOELF IBT 110 thì bạn vẫn có thể rơi vào viễn cảnh: “Ông nói gà, bà nói vịt” như thường. Bạn thậm chí còn sẽ trải qua những ngày mà chẳng ai hiểu nổi bạn, làm cho bạn cảm thấy vô cùng bất lực, dù cho bạn có bắt chước giọng lẫn ngữ điệu của dân bản xứ.
Giải pháp: Bạn không thể hiểu được tất tần tật mọi cụm từ thông dụng mà bạn nghe được ở trong trường cũng như do các sinh viên ở khắp các nơi trên thế giới tạo ra. Nhưng thông thường, nếu bạn nói sai, bạn sẽ thấy không ai cười những lỗi như thế cả và sẽ nhẹ nhàng “chỉnh” lại cho bạn. Những chuyện “hiểu nhầm” như thế này sẽ trở thành kỷ niệm đáng nhớ của bạn khi bạn tốt nghiệp đấy!
- NHỮNG CÂU HỎI LẶP ĐI LẶP LẠI/ĐÍNH CHÍNH NHỮNG TIN ĐỒN:
Vấn đề: Trả lời liên tục những câu hỏi giống nhau về nơi bạn sinh ra hoặc đính chính những lời đồn thổi về quê hương bạn có thể làm cho bạn cảm thấy vô cùng bực mình.
Giải pháp: Nói về những thứ bạn biết rõ về đất nước thật tự tin. Nhân cơ hội này, hãy chỉ cho người nước ngoài về những tập tục và truyền thống của đất nước mình. Tuy nhiên, đừng giải thích với giọng chán nản hoặc làm cho người khác cảm thấy khó hiểu.
- ĐIỆP KHÚC ĂN UỐNG
Vấn đề: Trong những tháng đầu khi đi du học, mọi thứ đều mới mẻ và thú vị, kể cả đồ ăn. Những thứ này làm cho bạn tưởng như đang đi du lịch. Vì thế, bạn sẽ đối đãi “tự do” với bản thân hơn mọi khi. Và khi trở nên “tự do” đến “ăn uống vô độ”, bạn chỉ nhận ra điều này khi quần áo của bạn bỗng trở nên chật hơn.
Giải pháp: Khá là càng thẳng khi tới một đất nước mới, do đó cứ “thả” mình trong một vài tuần đầu. Tuy nhiên, nhanh chóng vào lại nền nếp ban đầu khi mọi thứ đã bớt “mới” và thích ứng với những thói quen lạnh mạnh mà ban đầu bạn đã tạo ra. Đi gym hoặc chối thể thao ở trong trường là một giải pháp khá hiệu quả, đồng thời cũng là cơ hội để bạn được kết bạn với nhiều người hơn.
- “LỖI 404: ĐỒ DÙNG YÊU THÍCH KHÔNG TÌM THẤY”
Vấn đề: Bất kể là đồ ăn, thức uống, nguyên liệu hay dụng cụ mĩ phẩm, bạn khó có thể mà tìm thấy được những sản phẩm từ những hãng thân quen ở nơi bạn sống. Cần phải hiểu là nơi bạn học tập khác hoàn toàn với “thiên đường” ở quê bạn, đồng thời cũng chẳng có ai hiểu được “nỗi niềm” của bạn đâu!
Giải pháp: Tìm hiểu xem những vật dụng nào bạn được đem lên máy bay và mang theo những đồ dùng tạm thời cho đến khi bạn tìm được chỗ mua mới hoặc được người nhà gửi sang. Nếu bạn sống trong một thành phố có đa dạng các nền văn hóa, thì bạn có thể dễ dàng bắt gặp những cửa hàng có đồ bạn đang tìm kiếm. Hoặc nếu không, thử “google” những vật dụng này và lên các trang web của du học sinh, bởi chắc chắn họ cũng đã trải qua tình cảnh này.
- BỖNG NHIÊN NHỚ NHÀ
Vấn đề: Những cảm xúc tuyệt vọng và ước muốn có được những gì thân thuộc là nguyên nhân chính dẫn đến điều này. Bạn có thể thấy hàng loạt những thứ khiến cho bạn rơi vào nỗi nhớ nhà bất tận: Bạn bè của bạn quay về thăm gia đình vào mỗi cuối tuần, bạn thấy những thứ nhỏ nhắn gợi lại cho bản thân những kỉ niệm ở quê nhà, v.v.
Giải pháp: Nói chuyện với một du học sinh khác là một liệu pháp tốt bởi vì họ cũng đang trong tình trạng giống hệt bạn. Đồng thời, suy nghĩ về những người không được tận hưởng những điều tuyệt vời mà bạn đang có ở đất nước mới này. Và luôn nghĩ tới việc bạn sẽ về nước sau khi hoàn tất khóa học, nó sẽ giúp bạn vượt qua nỗi nhớ nhà.
- TIỀN, TIỀN VÀ LẠI TIỀN:
Vấn đề: Trong khi có nhiều thứ có thể giúp bạn quen với loại tiền mới, phải mất khá nhiều thời gian để bạn có thể thích ứng được với điều này. Nhớ rằng bạn có thể sẽ “đắng lòng” khi nhận ra rằng mình đã tiêu tiền quá tay cho một vật dụng nào đó. Bạn cũng có thể bắt gặp những người bán hàng mất kiên nhẫn khi bạn cứ quen tay mà lấy những đồng tiền của nước mình đưa cho họ.
Giải pháp: Lên kế hoạch cho chi tiêu là điều rất quan trọng. Thực tế, nó sẽ quyết định liệu bạn có thể đi du học hay xin visa được hay không. Hãy xem xét về vấn đề tài chính để xem xem tiền học phí và các chi phí khác ở từng quốc gia, cũng như tỉ giá hối đoái và các chính sách vừa làm vừa học ở các nước đó. Bạn cũng nên xem xét về việc mở tài khoản ngân hàng ở quốc gia bạn sắp tới học vì điều này sẽ giúp cho việc chuyển tiền trở nên dễ dàng hơn.
- BẠN ĐÃ SOẠN LỘN ĐỒ:
Vấn đề: Bạn đem một vali vượt hàng ngàn cây số và nhận ra rằng mình chỉ cần dùng một nửa trong số những gì mà mình đã nhét vào. Nếu bạn soạn quá nhiều, bạn phải mang nó trở về nhà vào một số thời gian nhất định, bằng không, đồ thừa thãi sẽ tiếp tục chiếm không gian trong phòng bạn. Tuy nhiên, nếu soạn quá ít đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chi tiền nhiều hơn cho những khoản không cần thiết.
Giải pháp: Liên hệ với văn phòng của đại học về chỗ ở để hỏi xem những đồ đạc nào đã được trang bị sẵn. Khi đó, bạn sẽ xác định được những gì bạn cần mang và những gì bạn cần mua khi đến nơi. (Thông thường, những vật dụng này sẽ có sẵn tại cơ sở nơi bạn học). Đồng thời, cũng nên tìm hiểu về thời tiết và khí hậu ở nơi bạn ở để chuẩn bị quần áo hợp lý.
- BẠN KHÔNG MUỐN VỀ:
Vấn đề: Một khi đã làm quen và vượt qua tất cả những khó khăn ở năm thứ nhất, bạn sẽ cảm thấy gắn bó và không muốn trở về nhà vì nhiều lý do: Bạn đã quá thân với bạn bè ở đây, có một ngôi nhà thứ hai,… Bỏ tất cả những thứ này sẽ là điều khó khăn cuối cùng mà bạn sẽ vượt qua, cũng là điều khó thực hiện nhất.
Giải pháp: Bạn có thể xin được visa để làm việc tại quốc gia đó, dù cho những điều kiện ngặt nghèo khác (những yêu cầu và điều kiện về người lao động sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia). Hoặc bạn có thể ở lại nếu bạn học để lấy bằng Cao học hoặc Tiến sĩ.
Duy Anh – CTV INEC
(Nguồn: hotcoursesabroad)