Rất nhiều cá nhân đã có những quan niệm sai lầm về lĩnh vực hospitality (được biết đến phổ biến nhất là quản trị dịch vụ, du lịch, khách sạn). Hãy lật tẩy một số quan niệm sai lầm trong bài viết này nhé.
Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hospitality (còn gọi là ngành công nghiệp dịch vụ) là một trong những lĩnh vực lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu, sử dụng 10% dân số lao động trên thế giới. Trong khi phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong hai năm qua, các chuyên gia tự tin rằng ngành hospitality sẽ phục hồi trở lại mức trước đại dịch ngay sau năm 2023. Xét cho cùng, đây không phải lần đầu tiên lĩnh vực này phải đối mặt với sóng gió. Sau vụ khủng bố 11/9, ngành du lịch của Mỹ sụt giảm mạnh về doanh thu nhưng chỉ mất 5 tháng để phục hồi. Và sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, nó đã phục hồi hoàn toàn chỉ trong 12 tháng. Mặc dù có thể cần phải đổi mới, phát triển để đáp ứng với giai đoạn ‘bình thường mới’, ngành hospitality sẽ phục hồi trở lại, và thậm chí có thể phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều quan niệm sai lầm xung quanh ngành công nghiệp này, từ bản chất công việc đến giá trị kinh tế và vai trò của nó trong tương lai. Hãy cùng làm rõ 7 lầm tưởng phổ biến nhất trong ngành để bạn có định hướng rõ ràng hơn cho con đường nghề nghiệp tương lai nhé.
Bạn chỉ có thể làm việc trong các khách sạn
Chắc chắn không phải! Hospitality về bản chất là một ngành dịch vụ khách hàng. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác như nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, tổ chức sự kiện, công viên giải trí, du lịch và lữ hành, khách sạn, đại lý du lịch, nhà hàng, quán bar… – chủ yếu là liên quan đến việc tiếp đón, cung cấp dịch vụ, đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
Khách sạn thực sự chỉ là một bộ phận nhỏ của lĩnh vực rộng lớn này. Do đó, sinh viên du học ngành hospitality sẽ có cơ hội việc làm rất rộng mở, bao gồm nhà hàng, du lịch và lữ hành, chăm sóc sức khỏe, wellness và spa, nghỉ dưỡng, dịch vụ cao cấp, thực phẩm và đồ uống, trực tuyến và công nghệ, cùng các vai trò tư vấn, R&D, quản lý dự án hoặc thậm chí là vai trò sáng tạo trong thiết kế khách sạn… Ngoài ra, nhiều người đã chuyển giao kỹ năng hospitality sang các lĩnh vực khác như đầu tư giáo dục, tiếp thị, tài chính, ngân hàng, bán lẻ và nhiều hơn thế.
Công nghệ sẽ tiếp quản công việc hospitality
Mặc dù đặt phòng/nhận phòng trực tuyến và các dịch vụ AI hoặc giao hàng tự động khác đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong những năm gần đây, nhưng không có khả năng ngành công nghiệp này sẽ sớm được vận hành hoặc thay thế bởi robot. Tất nhiên, công nghệ có thể cải thiện hiệu quả và hợp lý hóa các quy trình nhất định, nhưng ngành hospitality phát triển mạnh nhờ sự tương tác của con người, và nó được vận hành theo tư tưởng ‘dịch vụ khách hàng trước bất kỳ điều gì khác’. Các nghiên cứu cho thấy 84% khách du lịch tin rằng các dịch vụ được cá nhân hóa là quan trọng. Và bất chấp những tiến bộ của công nghệ, robot không thể cung cấp mức độ kết nối, chăm sóc và sáng tạo giống như con người. Điều này đặc biệt đúng đối với các khách sạn và dịch vụ sang trọng, nơi trải nghiệm của khách được thiết kế riêng và dấu ấn cá nhân là tất cả.
Hospitality là làm việc trong bệnh viện (hospital)
Mặc dù chúng nghe có vẻ rất giống nhau, nhưng bệnh viện và sự hiếu khách thực sự rất khác nhau. Các bệnh viện cung cấp một số hình thức hiếu khách, vì họ cung cấp cho bệnh nhân giường bệnh cùng với bữa ăn ấm áp. Nhưng đối với một bệnh nhân, ở trong bệnh viện là một kiểu ‘hiếu khách bắt buộc’. Trong khi đó, hospitality phục vụ cho những người đang chủ động lựa chọn dịch vụ và điểm đến của họ. Điều đó nói lên rằng, các kỹ năng về hospitality chuyển giao tốt sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bệnh nhân cũng giống như các du khách – muốn được chào đón bằng nụ cười hòa nhã, an ủi; và bệnh viện giống như khách sạn – cần phải dựa vào một hệ thống và quy trình vận hành.
Học không giỏi, không thông minh thì mới làm trong ngành hospitality
Đúng là hospitality không cần nhiều nhà khoa học như các lĩnh vực khác, nhưng việc xử lý các vấn đề giữa con người với con người chưa bao giờ là điều dễ dàng. Và điều đó cũng không có nghĩa là ngành hospitality đang tụt hậu về mặt quản lý tri thức.
Hãy nghĩ đến các báo cáo và hệ thống quản lý mà chủ khách sạn gặp phải hàng ngày. Bạn có nghĩ rằng những người có trí tuệ bình thường có thể xử lý một danh mục công việc, dự án đa dạng như vậy không?
Hãy xóa tan quan niệm sai lệch này bằng cách nhìn kỹ hơn vào chương trình đào tạo quản trị khách sạn hiện đại:
- Hầu hết các chủ khách sạn từ các cơ sở khách sạn hàng đầu có thể nói hơn 3 thứ tiếng – sự thật là sinh viên theo học ngành quản trị hospitality tại Thụy Sĩ có thể học thêm ít nhất 1-2 ngoại ngữ
- Giáo trình quản trị khách sạn luôn cập nhật để phù hợp với xu hướng ngành nghề và thị trường lao động. Ngoài các học phần khách sạn thông thường, các trường còn đào tạo thêm các lĩnh vực liên quan khác như kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, kế toán, tài chính, quản trị và phát triển nguồn nhân lực, tiếp thị, quản trị các thương hiệu cao cấp, chuyển đổi số…
- Các học viện khách sạn hàng đầu thường có trung tâm nghiên cứu chuyên dụng với các chủ khách sạn để cải thiện hệ sinh thái khách sạn.
Công việc dễ òm, ai cũng có thể làm được!
Để thành công trong ngành hospitality, bạn cần phải được đào tạo và chuẩn bị rất nhiều. Chắc chắn, bạn có thể làm bồi bàn, nhân viên trực gác, quản gia hoặc nhân viên giặt là mà chỉ cần đào tạo cơ bản. Nhưng nếu bạn đang muốn bắt đầu sự nghiệp của mình trong một khách sạn cao cấp, với trọng tâm là sự xuất sắc của dịch vụ, hay là đảm nhận vai trò cấp quản lý trong một doanh nghiệp khách sạn, F&B hoặc trong các ngành khác của lĩnh vực này như trong các sự kiện, giải trí hoặc du lịch, bạn sẽ cần phải được đào tạo chính quy.
Các entrepreneurs mơ ước sở hữu cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn của riêng mình cần phải có kiến thức kinh doanh trình độ cao để có thể phát triển và xây dựng một khái niệm khách sạn thành công. Các chương trình quản trị khách sạn cung cấp các khóa đào tạo chuyên biệt trong mọi lĩnh vực – từ kinh doanh, tiếp thị đến mua hàng, quản lý doanh thu và đào tạo thực hành. Những điều này sẽ giúp bạn có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và cả trải nghiệm, kinh nghiệm thực tiễn để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
Công việc không được trả lương cao
Điều này đúng với một số người nhưng không đúng với tất cả. Mặc dù mức lương trung bình trong ngành hospitality thấp hơn một số ngành khác, nhưng phần lớn là do có sự chênh lệch đáng kể giữa các công việc entry-level (công việc ở mức khởi điểm đòi hỏi ít kỹ năng và kiến thức) và các vị trí quản lý điều hành. Ngành công nghiệp dịch vụ cũng thuê rất nhiều nhân viên bán thời gian, thực tập sinh cũng như công nhân từ các nước đang hoặc kém phát triển cho các công việc entry-level. Điều này phần nào kéo mức lương trung bình của ngành xuống. Nhưng đối với các vị trí quản lý cấp trung và cấp điều hành, mức lương rất cạnh tranh và có thể mang lại cho bạn một lối sống rất thoải mái. Có bằng cấp chính quy về quản trị hospitality là bước khởi đầu cần thiết để bạn có một sự nghiệp thành công trong ngành.
Thúc đẩy sự nghiệp của bạn với bằng cấp hàng đầu của Thụy Sĩ về quản trị hospitality
Thực tập tại khách sạn 5 sao, tốt nghiệp sở hữu ngay 1 hoặc 1,5 năm kinh nghiệm làm việc và sẵn sàng cho các vai trò quản lý. |
Ngoại hình bắt mắt mới được làm ngành này
Tính chất đặc thù của hospitality là không chỉ chăm sóc, phục vụ nhu cầu của khách hàng mà còn phải tạo cho họ cảm giác thoải mái nhất. Ngoại hình ‘long lanh’ sẽ giúp nhân sự trong ngành này nhanh chóng thu hút và tạo thiện cảm với khách hàng hơn. Tuy nhiên, sức hút của một nhân viên hay nhà quản lý trong ngành hospitality là sự tổng hòa giữa yếu tố ngoại hình, phong thái tự tin, cách làm việc chuyên nghiệp, thái độ nhã nhặn. Đây cũng là những điều bạn sẽ được đào tạo và trau dồi trong quá trình học ngành hospitality.
Ngành hospitality trên thế giới không quá chú trọng ngoại hình hay nhan sắc mà đề cao sự tinh tế – tinh tế trong việc xây dựng hình ảnh bản thân, tinh tế trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng, tinh tế trong việc xử lý tình huống… Vì vậy, đừng vội từ bỏ lĩnh vực mình yêu thích nếu chỉ vì bạn hơi thấp một chút, tóc không mượt mà hay dáng không chuẩn nhé!
Khám phá thêm về các bằng cấp quản trị hospitality; tìm hiểu thêm về các con đường sự nghiệp độc đáo trong lĩnh vực này tại hội thảo du học: Giải mã ngành quản trị dịch vụ cùng Tập đoàn SEG, học bổng đến 40%.
Thời gian: 18h00 thứ Sáu, ngày 01/07/2022
Địa điểm: Văn phòng INEC, 279 Trần Nhân Tôn, Phường 2, Quận 10, TP. HCM
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Du học INEC – chuyên gia 15 năm kinh nghiệm tư vấn du học ngành quản trị dịch vụ, du lịch và khách sạn để được hỗ trợ thêm thông tin:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Email: inec@inec.vn
- Nói chuyện ngay với tư vấn viên của INEC: m.me/tuvanduhocinec